Tại sao khi sinh con lại bị nám da mặt ?
Nhiều chị em không hiểu nguyên nhân tại sau khi sinh con lại bị nám da mặt? Điều này gây cản trở rất lớn đối với chị em trong việc cải thiện và phục hồi làn da. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua những chia sẻ dưới đây.
Theo BS. Võ Bạch Sương, bệnh viện Da liễu TP. HCM, tình trạng nám da tàn nhang chiếm khoảng 90% tỷ lệ phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của đa số phụ nữ. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu và khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân gây nám cụ thể ở phụ nữ sau sinh.
Cũng như chia sẻ của bác sĩ, phụ nữ mang thai và sinh con gặp phải rất nhiều vấn đề phiền toái như thay đổi tâm lý, tính cách, sắc tố da thay đổi, da không còn căng mịn, săn chắc như thời con gái,… Chính những mối bận tâm này làm cho chất lượng cuộc sống của chị em bị giảm sút và thậm chí không thể nào dứt điểm được nếu chị em không xác định được nguyên nhân gây nám da chủ yếu ở mình là gì. Cùng điểm qua một số nguyên nhân gây nám ở phụ nữ sau sinh mà không phải chị em nào cũng có thể tự nhận biết.
Tại sao khi sinh con lại bị nám da mặt ?
Nám da (melasma) biểu thị bằng tình trạng tăng cường hắc sắc tố melanin tạo thành các đốm nâu lan sâu vào trung bì, hạ bì và có thể lan rộng, sậm màu nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các chuyên gia khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu trung ương đã tiến hành tổng hợp và đưa ra các nguyên nhân dẫn đến nám da sau sinh, cụ thể như sau:
– Nội tiết tố thay đổi đột ngột:
Khi bắt đầu hành trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có dấu hiệu thay đổi nội tiết tố và làm sắc tố da cũng vì vậy mà biến đổi theo. Không khó nhận thấy nhiều bà bầu có làn da thâm sạm, nổi mụn, da khô nứt nẻ,… Bởi vì khi mang thai, các cơ quan trong cơ thể người phụ nữ làm việc nhiều hơn so với bình thường để nuôi dưỡng cơ thể và tăng cường sức khỏe cho thai nhi. Sự hoạt động quá mức này làm cho hàm lượng hormone estrogen và progesteron tăng đột ngột và làm cho lượng máu huy động cũng tăng cao. Hắc sắc tố melanin tích tụ dưới da theo sự tăng trưởng của các hormone tạo nên các vết nám. Và theo thời gian cùng với quá trình lão hóa da tự nhiên, tác động từ các yếu tố bên ngoài có thể khiến cho vết nám ngày càng lan rộng và sậm màu hơn.
– Cơ thể thay đổi bất thường:
Khi mang thai, người phụ nữ gặp phải những thay đổi liên quan đến sức khỏe như ốm nghén làm cho cơ thể không dung nạp được dưỡng chất, cơ thể mệt mỏi, táo bón, tâm trạng căng thẳng, lo âu, hay cáu gắt, dễ bị stress,… Đây đều là những tác nhân thuận lợi có thể khiến cho tình trạng nám da trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tác nhân này được đánh giá là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nám da ở phụ nữ mang thai và sau sinh.
– Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím:
Ánh nắng mặt trời, ánh sáng thiết bị điện tử có chứa lượng lớn ánh sáng tử ngoại không tốt đối với làn da tàn nhang, nám. Nguồn năng lượng này có thể khiến cho các vết nám phát triển nhanh và khó cải thiện hơn. Trong khi đó, làn da của phụ nữ mang thai và sau sinh rất yếu ớt và dễ bị tác động bởi các tác nhân này, kể cả khi làm việc tại văn phòng.
Có rất nhiều trường hợp nám da trong thời kỳ mang thai có thể tự mất đi sau khi sinh hoặc các vết nám này có thể mờ dần. Nhưng cũng có không ít trường hợp các vết nám không những không tự mất đi mà ngược lại còn phát triển nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia Da liễu Hoa Kỳ, sở dĩ phụ nữ sau sinh cũng có nguy cơ bị nám da mặt là bởi những tác nhân sau:
- Do sụt giảm nội tiết tố Estrogen không theo quy luật: Estrogen đóng vai trò là một loại hormone vô cùng quan trọng có khả năng giúp cho da trắng mịn, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên. Khi hormone này suy giảm nghiêm trọng thì hậu quả tất yếu của làn da đó là sự xuống cấp, lão hóa nhanh, dễ bị thâm nám. Không những vậy, nhiều chị em còn gặp phải tình trạng rụng tóc, suy giảm ham muốn tình dục, thay đổi vóc dáng,…
- Giai đoạn sau sinh, cơ thể người phụ nữ cần được nghỉ ngơi nhiều. Nhưng thực tế, những công việc chăm con, cho con bú, không đủ sữa cho con bú cũng khiến cho tâm lý người phụ nữ bị ảnh hưởng. Có hơn 90% phụ nữ sau sinh rơi vào trạng thái trầm cảm – đây là tác nhân quan trọng dẫn đến nám da mặt.
- Những phụ nữ sinh con ở lứa tuổi sau 30 thường có nguy cơ dẫn đến lão hóa da nhanh. Bởi vì quá trình oxy hóa da trong thời kỳ này diễn ra rất mạnh và điều này làm cho hệ miễn dịch trên da dễ suy yếu đồng thời dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn,… Đây là điều kiện khá thuận lợi để dẫn đến nám da.
Ngoài những lý giải trên thì nám da mặt sau sinh còn bắt nguồn từ một số thói quen không tốt như không bảo vệ da khi ra nắng, sử dụng mỹ phẩm sớm, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…
Cách phòng tránh nám da mặt sau khi sinh con
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, nám da mặt là tình trạng khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai và sau sinh nên các chị em không được chủ quan. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa nám da cũng được các chuyên gia “tiết lộ” vô cùng đơn giản chỉ cần thường xuyên thực hiện những thói quen tốt. Cụ thể như sau:
– Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức khuya, làm việc quá sức.
– Uống đủ nước mỗi ngày, kiên trì bổ sung rau xanh, trái cây để nuôi dưỡng làn da và tăng cường đề kháng bảo vệ da và cơ thể.
– Giải tỏa căng thẳng, stress bằng một số hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai và sau sinh như yoga, tham gia các lớp thai sản, nghe nhạc,…
– Bảo vệ da đúng cách khi ra nắng như dùng thiết bị bảo vệ da, đội mũ nón, mặc đồ dài và sử dụng kem chống nắng dành cho phụ nữ mang thai.
– Thường xuyên chăm sóc da bằng những loại mặt nạ thiên nhiên như cà chua, dưa leo, đu đủ. Bên cạnh đó, chị em cũng nên hết sức thận trọng với mỹ phẩm trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Có thể bạn quan tâm:
Qua bài viết này, các chị em đã biết tại sao khi sinh con lại bị nám da mặt hay chưa? Việc điều trị nám da sau sinh của chị em nên nhờ đến sự hướng dẫn của những người có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng kem/thuốc điều trị nám da tránh làm cho vết nám ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Thanh Tâm
BÀI XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!