Sạm da có phải dấu hiệu đầu của tàn nhang không ?

Sạm da có phải dấu hiệu đầu của tàn nhang không ? Có không ít chị em thắc mắc về vấn đề này và cảm thấy lo lắng khi làn da của mình trở nên đen sạm so với bình thường. Để tìm được câu trả lời, chúng ta hãy cùng theo dõi các thông tin sau đây.

Sạm da là gì? Nguyên nhân gây sạm da?

Sạm da là sự thay đổi các sắc tố melanin trong da khiến làn da trở nên đen sạm hơn so với làn da lúc bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây sạm da như:

  • Ánh nắng mặt trời

Melanin là sắc tố quan trọng giúp làn da chống lại các tác hại của tia sức tím trong ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, các sắc tố melanin sẽ sản sinh nhiều hơn để chống lại các tia cực tím, khiến làn da trỡ nên đen sạm. Chưa kể, các tia cực tím này tác động lên lớp ngoài cùng của da làm da dẻ bị khô và sần sùi, mất vẻ căng mịn.

  • Di truyền

Sạm da có liên quan đến di truyền. Nhiều bạn bị sạm da từ khi còn nhỏ do được di truyền từ bố hoặc mẹ và không biết cách điều trị sớm, ăn uống phù hợp khiến da bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết.

Dù đã bước sang tuổi ngũ tuần, nhưng cô giáo Kim Hoa vẫn sở hữu gương mặt tươi sáng và làn da rạng rỡ như gái 30 nhờ "bí quyết" tận diệt hoàn toàn tình trạng da sạm, nám, tối màu.
  • Rối loạn nội tiết tố

Sự thay đổi hoặc rối loạn hormone nội tiết tố estrogen và progesterone có thể khiến các hắc sắc tố melanin bị kích thích và hoạt động quá mức, dẫn đến da bị sậm màu. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh…

Sạm da có phải dấu hiệu đầu của tàn nhang không ?

Cũng giống như sạm da, tàn nhang xuất hiện so sự gia tăng sản xuất các sắc tố melanin của các tế bào hắc tố ở lớp đáy bì và lớp trung bì của da. Về cơ bản, tàn nhang là hiện tượng hội tụ không đều màu của các sắc tố melanin do rối loạn sắc tố da. Tàn nhang là các đốm nhỏ có kích thước cỡ đầu tăm đến hạt vừng với các màu nâu nhạt, nâu sẫm, vàng, xám, đỏ, đen; tập trung thành từng đám, có ranh giới rõ rệt, chủ yếu là ở các khu vực da ở mặt, cổ, lưng, cánh tay…

Vậy, sạm da có phải dấu hiệu đầu của tàn nhang không ? Điểm khác nhau dễ nhận thấy giữa sạm da và tàn nhang là: sạm da là da bị khô và đen sạm đều trên một vùng da lớn, còn tàn nhang là tập hợp những đốm nhỏ có màu sắc từ nâu, vàng đến đen theo từng đám. So với tàn nhang, sạm da có thể điều trị nếu biết áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không phù hợp thì làn da có thể bị lão hóa sớm, dễ hình thành tàn nhang, vết nám.

Để điều trị sạm da và ngăn chặn nguy cơ bị tàn nhang, nám da, bạn cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thường xuyên dùng kem chống năng trước khi đi ra ngoài và phải che chắn da cẩn thận bằng kính râm, nón mũ, khẩu trang, áo khoác… Bạn có thể sử dụng mỹ phẩm để chữa sạm da và phục hồi làn da nhưng cần phải lựa chọn sản phẩm phù hợp, tránh mua hàng trôi nổi, kém chất lượng. Đồng thời, chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và sinh hoạt điều độ, hợp lý.

XEM THÊM

Đánh giá bài viết

BÀI XEM NHIỀU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *