Da đen sạm và xuất hiện các đốm nâu mờ mờ có phải bị nám da
Bạn đang lo lắng không biết da đen sạm và xuất hiện các đốm nâu mờ mờ có phải bị nám da hay không thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.
Gần đây, chuyên mục nhận được rất nhiều chia sẻ của quý độc giả về tình trạng da đen sạm, có đốm nâu trên da, cụ thể một trường hợp sau đây: “Da đen sạm và xuất hiện các đốm nâu mờ mờ có phải bị nám da không nhỉ? Có ai đang gặp phải tình trạng này thì cho em xin ý kiến với ạ. Da em vốn dĩ thuộc tuýp da trắng sáng nên chỉ cần xuất hiện một vài biểu hiện là em phát hiện ra ngay. Hơn 2 tuần nay em phát hiện vùng gò má có những đốm nâu đang mờ mờ và da mặt cũng bị sạm đen hơn so với bình thường, mặc dù khi ra nắng em cũng bảo vệ da rất kỹ. Em cũng có tìm hiểu qua rồi nhưng không biết các vết thâm này có phải là nám hay không? Nhờ chuyên gia tư vấn giúp để em có thể nhận biết và điều trị kịp thời ạ, em lo quá!
(Đoàn Thị Trung Thùy, Giáp Bát, Hà Nội)
Da đen sạm và xuất hiện các đốm nâu mờ mờ có phải bị nám da?
☑ Tư vấn bạn đọc:
Trao đổi với chúng tôi, TS. BS Phạm Bích Duyên, bệnh viện Da liễu TP. HCM cho biết: Sạm da, nám da, tàn nhang là những vấn đề về da rất phổ biến và thường khiến cho phái đẹp rất lo lắng vì mất thẩm mỹ. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da trên được xác định bởi các yếu tố như:
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại, khí hậu nóng bức đã làm cho lượng melanin được điều tiết quá nhiều và dẫn đến hiện tượng phân bố không đồng đều gây ra nám, tàn nhang.
- Môi trường làm việc cùng với thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc không điều độ, thường xuyên thức khuya, căng thẳng kéo dài,…
- Cơ thể có dấu hiệu lão hóa và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là làn da. Việc hấp thu dưỡng chất và đào thải các chất không điều độ tạo điều kiện cho các độc tố, tế bào da sẫm màu không được bài tiết ra ngoài mà sẽ tụ lại trên thượng bị và dẫn đến sạm da, nám da,…
- Rối loạn nội tiết tố thường gặp phải ở phụ nữ mang thai, sau sinh, di truyền và một số vấn đề về bệnh lý.
→ Có thể bạn đọc quan tâm: 10 cách trị sạm da mặt hiệu quả ai cũng làm được
Và để phân biệt tình trạng da sạm đen có đốm nâu mờ có phải nám da hay không thì các bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:
- Nám da thường xuất hiện ở những vùng da như gò má, cằm, môi, trán, tay, chân hoặc những vùng da hở và dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Nám thường xuất hiện thành từng mảng, màu sắc đậm nhạt tùy thuộc vào loại nám. Ban đầu, các vết nám thường có màu nhạt, hơi thâm vàng hoặc nâu, kích thước không nhất định, nhưng diện tích phân bố của nám da rộng hơn tàn nhang, đồi mồi.
- Dễ dàng nhận thấy sự phát triển của nám khi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khí hậu nóng nực,..
- Có 2 loại nám thường gặp nhất đó là nám đốm và nám mảng, nhưng nám đốm thì xuất hiện thành từng cụm ở 2 bên gò má, các đốm nâu thường đậm màu và có kích thước như que diêm. Còn đối với nám mảng thì thường có xu hướng lan rộng và phủ đầy 2 bên má, trán và một số vị trí trên mặt. Ngoài ra thì nám hỗn hợp sẽ bao gồm 2 loại nám này kết hợp và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Nhưng để nhận biết da đen sạm và xuất hiện các đốm nâu mờ mờ có phải bị nám da hay không, tốt nhất các bạn nên nhờ đến sự tư vấn chuyên khoa. Hiện nay, có rất nhiều vấn đề về da như nám da, sạm da, tàn nhang có biểu hiện khá tương đồng nên qua những biểu hiện chung chung này rất khó để đánh giá chính xác.
Dựa vào những dấu hiệu nhận biết nám da được nêu trên các bạn có thể đối chiếu với tình trạng da của mình để xác định đó có phải là biểu hiện của nám da hay không. Trong một số trường hợp, các bạn nên nhờ đến sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Đồng thời, để ngăn chặn các đốm nâu trên da và hạn chế chúng lan rộng và đậm màu, các bạn có thể:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là từ thời điểm từ 10h sáng đến 3h chiều vì lúc này có nhiều tia cực tím có thể tác động và làm phá vỡ cấu trúc da.
- Tạo thói quen sinh hoạt khoa học và điều độ, hạn chế thức khuya, nên sắp xếp thời gian và nghỉ ngơi vào trước 23h.
- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài, nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ để hạn chế những tác động tiêu cực lên da.
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước mỗi ngày để cho da chắc khỏe hơn.
- Chăm sóc da đúng cách, thường xuyên đắp mặt nạ dưỡng da, hạn chế sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc.
➝Có thể bạn đọc quan tâm:
Da đen sạm và xuất hiện các đốm nâu mờ mờ cũng có thể là những biểu hiện tạm thời của nám da mới phát. Để chẩn đoán chính xác hơn, chúng tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất. Chúc các bạn sớm lấy lại làn da tươi tắn, khỏe mạnh!
Trà My
BÀI XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!