Uống nước rau ngót nhiều có tốt không ?
Bạn Nguyễn Thu Hà, thắc mắc: Uống nước rau ngót nhiều có tốt không ? Vừa rồi mình có đọc được một bài viết nói về công dụng của cây rau ngót, đặc biệt mình rất quan tâm đến cách trị nám da của thực phẩm này. Bởi mình đang bị nám da khá nặng, đang muốn tìm một bí quyết trị nám da nào đó thật hiệu quả. Thấy bảo uống nước rau ngót sống kết hợp với đắp mặt nạ rau ngót thì một thời gian ngắn sau sẽ xóa được nám da. Nhưng trong bài viết đó chưa đề cập đến việc uống nước rau ngót bao nhiêu một ngày, không biết có quy định lượng uống không nữa. Định uống nước rau ngót sống hàng ngày, nghĩ bụng càng nhiều kết quả càng nhanh song cũng lo lắng sợ tác hại gì đó.
Mong được chuyên mục tư vấn ạ!
*Tư vấn bạn đọc:
Cây rau ngót hay còn gọi là cây bù ngót hay bồ ngót, thường được chế biến thành món canh rau ngót nấu thịt lợn, thịt bò, giò sống, hay tôm,… ngon ngọt và bổ dưỡng. Không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt mà rau ngót còn có công dụng chữa được nhiều bệnh mà có thể bạn chưa biết.
Công dụng của rau ngót
Theo Đông y, lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Cả lá và rễ rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm và sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa bệnh vừa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí vừa trừ tà khí và tăng sức đề kháng của cơ thể.
Còn theo Y học hiện đại nghiên cứu: Rau ngót chứa nhiều vitamin như B1, B2, B6; nhiều khoáng chất như Kali, Canxi, Magiê, Photpho,… Và một lượng lớn protid – protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác. Cứ trong 100g protid của rau ngót có 3,1g lysine, 2,5g methionine, 1g tryptophane, 4,7g phenylalanine, 6,5g threonine, 3,3g valine, 4,6g leucine, 3,3g isoleucine là những acid amin rất cần thiết cho cơ thể. Chất đạm này được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho người cần giảm cân hay đường huyết cao.
Bên cạnh đó, rau ngót còn chứa vitamin K mà ít loại thực vật nào có được, chúng giúp giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Và đặc biệt còn chứa papaverin: chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật.
Người ta thường sử dụng rau ngót để trị nám da, chữa sót nhau, thanh nhiệt, trị cảm nhiệt gây ho suyễn, trị chảy máu cam, chữa tưa lưỡi, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, chữa đổ mồ hôi trộm,…
Uống nước rau ngót nhiều có tốt không ?
Với những lợi ích tuyệt vời từ rau ngót thì không có lý do gì mà bạn không thường xuyên bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày phải không? Nhưng các bác sĩ cũng cảnh báo: Không nên uống nước rau ngót sống quá nhiều bởi chúng có thể gây ra nhiều tác hại như:
#1. Rau ngót gây sẩy thai
Loại rau xanh này được chứng minh giàu dưỡng chất và đặc biệt tốt cho phụ nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng quá nhiều, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ thì chúng được cảnh báo có thể gây nguy hiểm. Bởi trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai.
Do đó, nên hạn chế mà thậm chí là nên kiêng cữ sử dụng ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm.
#2. Rau ngót gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho
Glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót. Chất này có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Chính vì vậy mà người còi xương, thiếu canxi không nên dùng rau ngót quá nhiều.
#3. Gây mất ngủ
Những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Nếu ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót sau 1 ngày thì triệu chứng này có thể biến mất.
Vì thế, nếu bạn là người bị chứng mất ngủ, khí đi vào giấc ngủ thì không nên uống nước rau ngót nhiều.
Qua những thông tin trên có thể kết luận: Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách trị nám da tàn nhang bằng uống nước rau ngót. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng uống nước ép rau ngót với liều lượng cao, đặc biệt nếu bạn thuộc 3 đối tượng trên.
Chúc bạn trị nám da thành công!
➞ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
BÀI XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!