Tàn nhang và đốm nâu có giống nhau không?
Theo các bạn thì tàn nhang và đốm nâu có giống nhau không? Thực ra thì đốm nâu và tàn nhang là 2 tình trạng da hoàn toàn riêng biệt và được phân biệt bởi các đặc trưng cụ thể được chia sẻ cụ thể dưới đây.
Tàn nhang và đốm nâu có giống nhau không?, không phải là vấn đề của một người mà nó là mối quan tâm của rất nhiều người nếu không được trang bị kiến thức về các tình trạng về da. Như trường hợp của một bạn đọc vừa gửi thắc mắc về chuyên mục như sau:
“Năm nay tôi 38 tuổi rồi nhưng trước giờ tôi rất ít khi bị mụn hay thâm mụn. Gần đây, tôi thấy vùng da ở gò má và cánh mũi xuất hiện nhiều đốm nâu, nhỏ, hơi sẫm màu. Tôi cứ nghĩ là do da sạm vài bữa sẽ hết. Không những nó không hết mà còn ngày càng đậm màu hơn. Theo quan sát tôi thấy có vẻ rất giống tàn nhang nhưng theo một số tài liệu tôi thấy nó cũng rất giống đốm nâu. Hiện nay tôi vẫn chưa đi khám chuyên khoa nên không biết là tàn nhang và đốm nâu có giống nhau không? Làm thế nào để phân biệt chính xác các tình trạng về da, mong nhận được giải đáp của chuyên gia. Tôi xin chân thành cám ơn!”
Đặng Mỹ Duyên – Bà Rịa, Vũng Tàu
[TRẢ LỜI THẮC MẮC]:
Mỹ Duyên thân mến!
Chia sẻ với bạn cùng quý bạn đọc một chút đó là tàn nhang, đốm nâu, nám da, đồi mồi đều là những biểu hiện cho thấy làn da đang gặp phải vấn đề về việc tăng hắc sắc tố. Tuy nhiên, nó đều là những tình trạng da khá riêng biệt mà rất nhiều chị em bị nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị sai cách. Có nhiều trường hợp, các chị em không phân biệt được các vấn đề về da này nên dẫn đến việc loại bỏ trở nên khó khăn hơn.
Theo lý giải của BS. Phạm Trung Tín, chuyên khoa Da liễu bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: Hầu như các vấn đề về da như tàn nhang, nám da, đốm nâu, đồi mồi đều có cùng xuất phát điểm đó là do melanin sản sinh và phân bố trên da không đồng đều. Khi gặp môi trường có nhiều tia tử ngoại, nội tiết tố thay đổi, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không đảm bảo kèm một số tác nhân khác có thể khiến cho các hắc sắc tố này đậm màu hơn. Bên cạnh đó, các vấn đề về da này còn xuất phát từ các nguyên nhân do di truyền, do lão hóa da di truyền khiến cho da không tự bài tiết được các hắc sắc tố, đồng thời chúng sẽ tích lũy lại trên da và tạo nên các vết thâm sâu vào hạ bì.
Tàn nhang và đốm nâu giống hay khác nhau?
Mặc dù các vấn đề về da như nám, tàn nhang, đốm nâu đồi mồi đều có những điểm tương đồng nhưng thực chất chúng là những tình trạng da hoàn toàn riêng biệt. Cụ thể đó là:
– Tàn nhang là tập hợp những nốt thâm trên da có kích thước đều nhau, tương đương với đầu que tăm, nhẵn, có ranh giới rõ ràng với các vùng da khác. Các nốt tàn nhang thường có màu nâu sẫm, hoặc nâu nhạt, vàng, xám đen hơi nhạt. Vị trí xuất hiện của tàn nhang thường gặp phải ở vùng má, cổ, lưng, cánh tay, vùng da hở dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,… Thông thường, những người bị tàn nhang đều là những người có nước da trắng, sáng, thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì và được biểu hiện rõ hơn vào mùa hè và mờ dần đi vào mùa đông.
– Đốm nâu có màu nâu đỏ hoặc đen thì có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể khi có dấu hiệu lão hóa, không chỉ riêng vùng mặt mà còn gặp nhiều ở vùng cổ, ngực, cánh tay, chân, lưng. Các đốm nâu này thường được gọi là đồi mồi. Theo một số lý giải y khoa, đồi mồi thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, từ 55 tuổi trở lên và thường rất hiếm gặp ở người từ độ tuổi 30. Ngoài nguyên nhân do lão hóa da tự nhiên thì đồi mồi cũng có thể xuất phát từ các yếu tố như ánh nắng mặt trời, di truyền và một số nguyên nhân khác. Đặc điểm nhận dạng đó là đồi mồi có kích thước không đồng đều, phân bố thành từng nốt riêng biệt và có kích thước lớn hơn tàn nhang. Có một số trường hợp, đồi mồi nổi lên da tương tự như nốt ruồi lớn.
– Còn đối với nám da, chúng thường phân bố tập trung vùng 2 bên gò má, cằm, trán và những vùng da hở có khả năng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chính vì sự tích tụ các hắc sắc tố melanin đã tạo thành các mảng da sậm màu được gọi là nám. Nám da không phân bố riêng lẻ mà thường tập trung thành từng cụm, có màu thâm vàng hoặc hơi nâu. Theo một số tài liệu y khoa, nám da thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trung niên, phụ nữ mang thai, sau sinh, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh,… Có 2 loại nám thường gặp nhất đó chính là nám đốm và nám mảng.
- Nám đốm có kích thước lớn hơn tàn nhang, màu nâu hoặc đen đậm, sâu và rất khó điều trị. So với đồi mồi thì nám đốm có kích thước nhỏ hoặc tương đương.
- Nám mảng thường phân bố thành từng cụm trải dài 2 bên gò má, trán hoặc cằm và thường lan rộng trên da nếu không được cải thiện kịp thời.
Thông tin hữu ích dành cho bạn đọc:
Dựa vào những đặc điểm được nêu trên đây có thể nói, tàn nhang và đốm nâu hoàn toàn không giống nhau. Mặc dù chúng đều là những rối loạn hắc sắc tố trên da nhưng nhìn chúng biểu hiện và cơ chế của chúng hoàn toàn không giống nhau. Việc xác định chính xác tình trạng và vấn đề trên da gặp phải thuộc loại gì sẽ giúp tìm ra cách khắc phục phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
Kiều Trinh
BÀI XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!