Dễ nhầm đồi mồi và tàn nhang

Tàn nhang là gì? Đồi mồi là gì? Bạn có đang nhầm lẫn tàn nhang và đồi mồi? Thực chất, chúng ta rất dễ nhầm đồi mồi và tàn nhang biểu hiện của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được các thông tin sau đây, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hai vấn đề về da thường gặp này.

Dễ nhầm đồi mồi và tàn nhang – Phân biệt như thế nào?

Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là các đốm có màu nâu nhạt, nâu sẫm, vàng, đỏ, xám đen với kích thước nhỏ cỡ đầu đinh hoặc hạt vừng. Đây là các đốm tăng sắc tố melanin có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường xuất hiện nhất ở các vùng da hở như mặt, cổ, ngực, lưng, mặt ngoài cánh tay. Những người có  làn da sáng, mịn và mỏng thường dễ bị tàn nhang hơn những người khác. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tàn nhang có xu hướng trở nên sậm màu. Tàn nhang có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc nổi thành từng mảng đốm nhưng không đồng đều.

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tàn nhang là do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, môi trường sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt…. Ngoài ra, tàn nhang có tính di truyền, vì thế không chỉ người lớn mới bị tàn nhang mà ở chúng còn có thể xuất hiện trên da của nhiều trẻ em do được di truyền từ bố mẹ.

Đồi mồi là gì?

Đồi mồi là các đốm có màu nâu, đỏ, nâu đỏ hoặc màu đen có kích thước lớn hơn tàn nhang, có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đặc biệt, vùng da dễ bị nổi đồi mồi nhất là hai bên gò má, vùng cổ, cánh tay, cổ tay, vùng ngực. Đồi mồi là dấu hiệu của sự lão hóa cơ thể, thường gặp ở những người từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà đôi khi những người trẻ ở độ tuổi 30 cũng có khả năng bị đồi mồi. Đồi mồi hình thành khi cơ thể xuất hiện sự lão hóa nhưng càng trở nên sậm màu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Dù đã bước sang tuổi ngũ tuần, nhưng cô giáo Kim Hoa vẫn sở hữu gương mặt tươi sáng và làn da rạng rỡ như gái 30 nhờ "bí quyết" tận diệt hoàn toàn tình trạng da sạm, nám, tối màu.

Có hai loại đồi mồi là loại đồi mồi nổi trên da như nốt ruồi, có kích thước to và đậm hơn. Loại còn lại là đồi mồi nằm bẹt trên da,có màu sắc đậm hoặc nhạt.

Phòng ngừa tàn nhang và đồi mồi bằng cách nào?

Đồi mồi hình thành là do sự lão hóa của cơ thể nên rất khó để làm chậm quá trình lão hóa này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa đồi mồi trở nên sậm màu hơn. Theo đó, việc phòng ngừa tàn nhang và đồi mồi chủ yếu là hạn chế tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Cụ thể, bạn cần tránh ra nắng vào khoảng thời gian từ 10h00 sáng đến 15h00 chiều. Trong khoảng thời gian này, tia cực tím hoạt động mạnh nhất có khả năng gây tổn thương da, làm đen sạm da, tàn nhang, nám da. Nếu buộc phải ra ngoài vào thời điểm này, bạn nên sử dụng kem chống nắng cho chỉ số SPF >30 trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Đồng thời, sử dụng các vật dụng chống nắng, bảo vệ da như kính mát, khẩu trang, bao tay, áo khoác, nón mũ…

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Đánh giá bài viết

BÀI XEM NHIỀU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *