Vì sao khi mang thai dễ bị nám? – [Chuyên gia giải đáp]

Vì sao khi mang thai dễ bị nám là vấn đề đang khiến cho nhiều chị em lo lắng. Nhưng liệu rằng các vết nám khi mang thai có tự biến mất sau khi sinh?

Nám da thuộc một dạng lão hóa da do hiện tượng rối loạn nội tiết tố và một số nguyên nhân liên quan. Tình trạng nám da thường gặp phải ở phụ nữ trung niên, phụ nữ mang thai sinh con, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Nám da thường rất khó để điều trị dứt điểm, vì vậy nó đang là vấn đề khiến cho phụ nữ mang thai lo lắng. Cùng tìm hiểu thông tin vì sao khi mang thai dễ bị nám được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vì sao khi mang thai dễ bị nám?
Yếu tố tâm lý có tác động lớn đến sức khỏe và chất lượng làn da ở phụ nữ mang thai

Đừng nên bỏ lỡ: Vì sao phụ nữ Việt dễ bị nám da?

Trích từ một đoạn chia sẻ của bạn đọc gửi về chuyên trang trangtinnamtannhang.com như sau:

Dù đã bước sang tuổi ngũ tuần, nhưng cô giáo Kim Hoa vẫn sở hữu gương mặt tươi sáng và làn da rạng rỡ như gái 30 nhờ "bí quyết" tận diệt hoàn toàn tình trạng da sạm, nám, tối màu.

“Chuyên gia ơi, em mới mang thai được 4 tháng thôi nhưng da mặt em đã bị nám hết, đặc biệt là ở vùng gò má. Vì đang mang thai, nên em cũng ngại sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da quá, nhưng em nghe nói nám da thường để lại chân nám rất khó điều trị. Bây giờ em phải làm sao với tình trạng nám da này đây ạ? Vì sao khi mang thai dễ bị nám nhỉ? Em chỉ nghĩ nám da thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh thôi chứ? Em lo quá, mong chuyên gia tư vấn giúp ạ!

Độc giả Kiều Thanh Thảo, Nhà Bè – quận 7, TP. HCM

Bạn Thanh Thảo thân mến!

Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ thông tin về chuyên trang trangtinnamtannhang.com. Để giải đáp rõ hơn về vấn đề vì sao khi mang thai dễ bị nám da, mời bạn cùng quý độc giả tham khảo chi tiết bài viết sau đây.

Vì sao khi mang thai dễ bị nám? – [Chuyên gia giải đáp]

Theo thống kê, có hơn 70% tỷ lệ phụ nữ bị nám da sau tuổi 30, đặc biệt, tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ thời kỳ mang thai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nám da khi mang thai?

Trao đổi với chúng tôi, TS. BS Trần Quỳnh Anh, chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: “Sở dĩ phụ nữ mang thai, sinh con, phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh dễ bị nám da là bởi hiện tượng tăng sinh quá mức của các hắc sắc tố melanin do nhiều tác nhân gây ra. Mà trong đó, tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến các biểu hiện rối loạn sắc tố da. Đồng thời đó, các hormone estrogen và progesteron tăng đột ngột cùng lưu lượng máu thay đổi trong thời kỳ mang thai kích thích phân tử  tyrosine – tiền hắc sắc tố melanin được sản sinh và gây ra các vết thâm trên một số vùng da gọi là nám. Ngoài nám da, thì phụ nữ mang thai cũng thường gặp phải các biểu hiện khác như sạm da, da xỉn màu, giãn nở lỗ chân lông, da bóng nhờn, thâm môi,…”

Cũng theo chuyên gia, các vết nám thường xuất hiện ở vùng gò má, trán, cằm và một số vị trí dễ bị ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp. Các vết nám này thường có màu vàng, nâu sậm, nâu vàng, xuất hiện thành từng mảng và thường biểu hiện rõ ràng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Nguyên nhân gây nám da ở phụ nữ mang thai
Lý giải nguyên nhân bị nám da ở phụ nữ mang thai

Một nguyên nhân khác được đề cập đến trong câu hỏi này đó là khi mang thai, hầu như mọi quá trình sinh hoạt của chị em bị đảo lộn do cơ thể mệt mỏi, người đau nhức, ăn uống không đủ chất, tâm lý ảnh hưởng nên khiến cho chị em trở nên dễ cáu gắt, khó chịu cao hơn. Điều này góp phần làm cho tình trạng nội tiết tố rối loạn và có tác động rất lớn đến tình trạng nám da.

Mặc dù nám da khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nhưng nó có tác động không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của chị em. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng nám da, chị em nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc sử dụng các thảo dược thiên nhiên để khắc phục dần. Tuyệt đối không nên sử dụng mỹ phẩm điều trị nám trong thời gian này tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chị em có thể tìm hiểu thêm: Cách điều trị nám da mặt khi mang thai an toàn cho mẹ lẫn bé

Biện pháp phòng ngừa nám da khi mang thai

Các chuyên gia Da liễu cho rằng, nám da khi mang thai chỉ là do hiện tượng hắc sắc tố tăng sinh nhất thời nên có thể tự khỏi sau khi sinh hoặc sau khi ngừng cho trẻ bú. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nám da xuất hiện trong thời gian dài nên không thể mất đi mà chỉ có thể nghiêm trọng hơn khi chị em không có chế độ chăm sóc da phù hợp. Để ngăn chặn tình trạng nám da khi mang thai, chị em nên lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, hoa quả tươi, uống nhiều nước để làm tăng hiệu quả cho việc đào thải. Đồng thời các vitamin tự nhiên trong trái cây giúp cải thiện và duy trì liên kết da an toàn hơn.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh thức khuya, căng thẳng, làm việc quá sức làm cho nội tiết tố bị rối loạn.
  • Phụ nữ mang thai cũng nên dành khoảng 20 phút mỗi ngày để vận động cơ thể nhẹ nhàng và kích thích các tiểu thần kinh dưới da hoạt động tốt hơn.
  • Sử dụng mặt nạ chăm sóc da bằng các nguyên liệu thiên nhiên vừa an toàn, vừa giúp làm mờ thâm nám như: mặt nạ yến mạch sữa chua, mặt nạ nha đam, nghệ mật ong,…
  • Bảo vệ da khi ra ngoài, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ánh sáng tử ngoại từ các thiết bị điện tử,…
Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bị nám da
Khi mang thai, người phụ nữ cần được ăn uống điều độ và thoải mái tinh thần để giảm thiểu triệu chứng nám da

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: Cách làm mặt nạ bí đao trị nám đơn giản

Những thông tin trên đây đã vừa giải đáp cho thắc mắc vì sao khi mang thai dễ bị nám. Hy vọng rằng qua bài viết này chị em sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình trạng nám da và bớt lo lắng, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tiểu Quyên biên soạn

Đánh giá bài viết

BÀI XEM NHIỀU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *