Rối loạn sắc tố da mặt và những điều cần biết

Rối loạn sắc tố da là hiện tượng tăng hay giảm sắc tốda, biểu hiện rõ ràng bằng sự xuất hiện của những đốm tàn nhang, nám da, hay bạch biến,… Tìm hiểu nguyên nhân rối loạn sắc tố da mặt và những điều cần biết khác về tình trạng bất thường của da này.

Rối loạn sắc tố da mặt là gì?

Rối loạn sắc tố da nói chung và rối loạn sắc tố da mặt nói riêng là hiện tượng tăng hay giảm sắc tốda, biểu hiện rõ ràng bằng sự xuất hiện của những đốm tàn nhang, nám da, hay bạch biến,…

Đối với 2 hình thức của rối loạn sắc tố da mặt:

  • Giảm sắc tố da: Số lượng sắc tố da giảm hơn bình thường, biểu hiện bằng những đám nhạt màu hoặc mất màu so với màu da bình thường, được gọi là bạch biến.

roi-loan-sac-to-da-mat-va-nhung-dieu-can-biet1

  • Tăng sắc tố da: Sắc tố da tăng hơn bình thường, lúc này xuất hiện những đốm nâu với kích thước to nhỏ, màu sắc đậm nhạt khác nhau, rải rác hay tập trung. Người ta thường gọi đó là nám, sạm da hay tàn nhang.

roi-loan-sac-to-da-mat-va-nhung-dieu-can-biet

Có thể bạn cũng bị nhầm lẫn giữa nám da và ung thư sắc tố – bởi chúng có biểu hiện bên ngoài khá giống nhau. Để chắc chắn nên tìm hiểu kĩ.

Nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da mặt

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da. Một số căn nguyên được xác định phổ biến nhất là:

  • Với tăng sắc tố da: Thường do ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết trong cơ thể, do di truyền,  hoặc do rối loạn chuyển hóa như bệnh Addison do rối loạn chuyển hóa một số ion trong cơ thể, gây tổn thương tuyến thượng thận làm sạm da ở những vùng như nách, bẹn,…
  • Với giảm sắc tố da: Chưa được rõ, nhưng có thể là biến chứng viêm da dị ứng, liken phẳng, luput ban đỏ dạng đĩa, vảy nến, rụng tóc, viêm da thần kinh, lang ben hay bị sẹo phỏng, do bôi một số hóa chất như Corticoid, thủy ngân (có trong sản phẩm tẩy trắng da, một số thuốc),…

Như vậy có thể thấy: Bất kể một chấn thương nào đối với da như: kích thích, dị ứng, nhiễm khuẩn hay liệu pháp điều trị trong da liễu như: nạo, mài da, lột da bằng hóa chất, làm lạnh bằng nitơ lỏng,… đều có thể gây tăng hay giảm sắc tố da.

Điều trị rối loạn sắc tố da mặt

Trong từng trường hợp cụ thể với mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân ra sao mà có phương pháp điều trị rối loạn sắc tố da phù hợp.

roi-loan-sac-to-da-mat-va-nhung-dieu-can-biet2

Đối với giảm sắc tố da thì cần sử dụng những chất tăng nhạy cảm quang học như uống Paraminan, Psoralene hoặc thoa Meladinine. Song không được sử dụng tùy tiện mà cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Đối với sạm da, nám da tàn nhang hay tăng sắc tố sau viêm có thể điều trị bằng hyđroquinon 3 – 4% dạng kem, gôm hay dạng dung dịch cùng với kem chống nắng có SPF = 15 (có thể dùng thêm Tretinoin kem 0,025 – 0,05%). Hoặc có thể dùng tia laser để loại bỏ. Bên cạnh đó cần bảo vệ da cẩn thận, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *