Hiểu đúng về nám da để chữa trị nhanh nhất

Từ tuổi 30 trở đi, nhiều chị em gặp phải hiện tượng nám da do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, có thể vì không tìm hiểu đúng nguyên nhân hay áp dụng không đúng phương pháp mà việc chữa nám vẫn không có tiến tiến triển. Trong bài viết này, chúng tôi xin được giải đáp những thắc mắc được hỏi nhiều nhất, giúp các chị em hiểu đúng về nám da để chữa trị nhanh nhất nhé.

Hiểu đúng về nám da để chữa trị nhanh nhất

1- Vì sao bị nám da?

Nám da hình thành do sự gia tăng các hắc sắc tố melanin dưới da. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng melanin gây ra vết nám như:

– Tia UV (UVA và UVB) có trong ánh nắng mặt trời có khả năng làm phá hủy và tổn thương tế bào da, kích thích các hắc tố melanin tăng sinh quá mức và thúc đẩy quá trình lão hóa da, hình thành đốm đen trên da.

– Sự thay đổi nội tiết tố estrogen và progesteron ở thời kỳ mang thai khiến melanin được kích thích và sản sinh.

– Sự lão hóa của làn da đi cùng với tuổi tác khiến chức năng da bị suy giảm và hoạt động bài tiết kém, các phản ứng oxy hóa tạo thành các đốm nâu đen trên da.

– Người bị suy giảm chức năng gan thận, mắc bệnh phụ khoa, sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng mỹ phẩm làm trắng da, dùng thuốc kéo dài… đều có thể bị nám da.

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT:

Nhận biết mỹ phẩm có chứa corticoid gây hại cho da

2- Nám da có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nám da vô hại, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng một số nguyên nhân gây nám da như suy giảm chức năng gan thận mật, rối loạn hormone nội tiết,… lại có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nếu nám da là do cháy nắng cũng có thể báo động nguy cơ ung thư da mà bạn cần cảnh giác.

3- Chỉ phụ nữ trên 30 tuổi mới bị nám da?

Nám da thường xuất hiện ở phụ nữ trên 30, nhưng điều này không có nghĩa là chỉ phụ nữ trên 30 tuổi mới bị nám. Nhiều chị em dưới 30 thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lạm dụng mỹ phẩm hay do có cơ địa di truyền cũng có thể mắc bệnh này.

4- Ở trong nhà ít ra ngoài có bị nám da?

Nguyên nhân gây nám da không chỉ có mỗi ánh nắng nắng mặt trời. Ở những chị em làm việc văn phòng cũng có khả năng bị nám do tiếp xúc nhiều với tia bức xạ từ máy vi tính hay do sử dụng nhiều mỹ phẩm…Chưa kể, tia UV có thể xuyên qua tường, bê tông, nước dễ dàng nên nếu bạn chủ quan ngồi trong nhà nên không dùng kem chống nắng cũng vẫn có thể bị nám.

5- Nám do nội tiết tố có trị khỏi được không?

Nám da có thể được điều trị khỏi nếu bạn áp dụng đúng phương pháp điều trị. Thông thường, nám da do nội tiết tố được điều trị bằng cách dùng thuốc nội tiết và các phương pháp thẩm mỹ khác để loại bỏ vết nám.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Có nên uống thuốc điều trị nám da mặt hay không?

6- Cách trị nám da nào được áp dụng nhiều nhất hiện nay?

Hai phương pháp trị nám được áp dụng hiện nay là trị nám từ bên ngoài và trị nám từ bên trong.

Trị nám từ bên ngoài: 

– Dùng thuốc bôi đặc trị, kem tẩy trắng hoặc kem lột làm trắng để loại bỏ các hắc sắc tố melanin. Cách này cho tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro như bào mòn da, dễ bị tái nám, ung thư da…

– Đốt laser, điện di bằng cách sử dụng bước sóng để xóa tan sự hội tụ của melanin trên da. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao nhưng không phải làn da nào cũng phù hợp.

Trị nám từ bên trong:

Tiêm hoặc dùng thuốc uống để cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ chức năng gan thận. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn thời gian, tác dụng chậm và khó ngăn nám phát triển.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Tổng hợp những loại thảo dược trị nám da mặt siêu hiệu quả

7- Có cách nào phòng ngừa nám da?

Để ngăn chặn sự hình thành vết nám trên da, bạn cần:

– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài cần phải dùng kem chống nắng trước 30 phút và dùng đồ bảo vệ da như áo khoác, nón, mũ, khẩu trang, bao tay, kính mát…

– Uống nhiều nước và bổ sung các loại hoa quả và trái cây giàu chất xơ và vitamin A, C, E để giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da khỏe mạnh, chống lão hóa.

– Dưỡng da hàng ngày, đắp mặt nạ dưỡng ẩm và làm sáng da 2-3 lần/tuần

– Sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, ngủ sớm và đủ giấc, giữ tinh thần vui vè, sảng khoái…

Đánh giá bài viết

BÀI XEM NHIỀU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *