Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nám da trên mặt

Việc nhận biết sớm dấu hiệu nám da mặt sẽ giúp cho quá trình điều trị đơn giản và có kết quả nhanh hơn. Quả thực, sự khác biệt giữa các mảng sắc tố khiến cho da trở nên thiếu sức sống và rất dễ bị lão hóa.

Triệu chứng nám da mặt
Nám da thường gặp phải ở mũi, trán, gò má, cổ,..

Thông qua những triệu chứng nám da mặt thường gặp như các sắc tố biến đổi không đồng đều trên da, các mảng nám tập trung thành từng cụm tập trung vùng trán, mũi, cằm khiến cho da xỉn màu và trông thiếu sức sống. Việc nhận biết dấu hiệu nám da qua một số nguyên nhân chính xác sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt là khi chân nám bám sâu vào da thì việc điều trị sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.

Nám da là gì?

Nám da hay còn được gọi là chloasma là một vấn đề về da khá phổ biến, chủ yếu là sự hình thành và phân bổ của các sắc tố melanin không được đồng đều. Sự tích tụ này dần tạo nên những mảng da không đều màu, tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng chúng có tác động rất lớn đến tính thẩm mỹ. Nám da có rất nhiều điểm tương đồng so với tàn nhang nhưng nó không dễ bị mất đi nếu không có sự tác động tích cực.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, 90% phụ nữ có triệu chứng phát triển nám da, đặc biệt là những người gốc châu Á và châu Á. Nhưng những người gốc Tây Ban Nha, Châu Âu và Trung Đông lại có tỷ lệ nám da cao hơn.

Da bị nám, tàn nhang, sậm màu do sử dụng các loại kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là vấn đề rất nhiều chị em gặp phải hiện nay. Vậy làm thế nào để xử lý, phục hồi làn da mụn màng, sáng hồng?

Các vết nám thường có xu hướng xuất hiện nhiều ở gò má, trán, cằm,… Mặc dù sự phát hiện của nám da thường gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng yếu tố lạm dụng mỹ phẩm, mang thai và sinh con, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều là những nguyên nhân gây nám thường gặp nhất.

Nếu không được nhận biết và điều trị đúng cách thì nám da sẽ ngày càng có xu hướng ăn sâu vào biểu bì, lan rộng và gây khó khăn cho việc kiểm soát, điều trị. Do đó, nếu không muốn mình là “nạn nhân” của tình trạng da loang lổ này thì chị em hãy để chú ý hơn đến làn da. Nếu phát hiện trên da xuất hiện những bất thường sau thì chứng tỏ bạn đã bị nám da và cần được điều trị đúng cách.

>>Cùng xem nám da hình thành như thế nào qua video sau:

Nhận biết triệu chứng nám da mặt – “Kẻ thù” số 1 của làn da

Theo các chuyên gia Da liễu đầu ngành, thì việc nhận biết sớm dấu hiệu nám da sẽ quyết định đến 50% kết quả điều trị nám thời kỳ đầu. Vì thế, việc nhận biết triệu chứng nám da mặt bằng mắt thường cũng rất đơn giản. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các thiết bị soi da chuyên dụng để phát hiện mức độ phát triển của nám da là nhẹ hay nặng để có hướng điều trị phù hợp.

1 – Làn da có biểu hiện xỉn màu

Da xỉn màu là triệu chứng nám da dễ nhận biết nhất, nguyên nhân chủ yếu là do các lớp biểu bì bị oxy hóa hoặc bị phá hủy bởi bức xạ mặt trời hoặc do dị ứng gây cảm quan gây tích tụ và phân bố không đồng đều làm cho da chuyển màu. Các mảng nám da thường có màu nâu sẫm, lan tỏa và không có giới hạn màu sắc, nhất là ở những người có làn da trắng, vết nám sẽ xuất hiện rõ ràng hơn.

Các triệu chứng này có thể quan sát và nhận biết được bằng mắt thường. Ở những vùng da bị nám sẽ có hiện tượng xỉn màu, ăn sâu vào bên trong. Hiện tượng nám chân sâu sẽ có màu đậm hơn và khó điều trị hơn. Ở giai đoạn đầu, nám da thường có kích thước nhỏ, hình dạng và kích thước tùy theo mức độ phân bố của melanin và tần suất xuất hiện của nám. Thông thường, nám da sẽ nhanh chóng xuất hiện sau khoảng thời gian sinh con, độ tuổi ngoài 30, sử dụng mỹ phẩm không an toàn gây kích ứng da hoặc sau một khoảng thời gian làm việc lâu dài trước máy vi tính.

Mức độ nám da, tàn nhang phụ thuộc rất lớn đến chế độ ăn uống, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của từng người. Ở những người có môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì tình trạng nám sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi làn da phải thường xuyên tiếp xúc với tia UV. Ngoài ra, ở những người có làn da trắng, mỏng thì tình trạng nám da sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được bảo vệ.

2 – Nám da thường phổ biến ở gò má, trán và cằm

Cũng tương tự như tàn nhang, nám da thường xuất hiện phổ biến ở các khu vực da mỏng, nhạy cảm như gò má, sống mũi, trán,.. Hầu như các vết nám da thường đi theo hình dáng vết tròn nhỏ, không được bố trí theo bất kỳ quy luật nào. Tuy nhiên, điểm khác biệt nhất của nám và tàn nhang đó là chúng sẽ mọc thành từng mảng, chứ không phân bố rải rác như tàn nhang.

Triệu chứng nám da mặt
Nám da chân sâu thường được biểu hiện với những đốm da sẫm màu

Thông thường, nám da thường xuất hiện đối xứng ở hai bên gò má – đây là vị trí dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhất. Tình trạng nám da ở vùng gò má thường phát triển nhanh chóng, dễ sẫm màu. Đặc biệt, các mảng nám này thường phân bố rộng trên toàn khuôn mặt rất khó để che khiến cho nhiều chị em cảm thấy mặc cảm.

3 – Xuất hiện các mảng da sậm màu

Dấu hiệu nám da xuất hiện thành từng mảng có thể được coi là biểu hiện để phân biệt nám da với các biểu hiện của tăng sắc tố da khác. Thông thường tàn nhang chỉ là những đốm nâu có kích thước nhỏ, phẳng thì nám da thường có mảng lớn, màu sắc đa dạng từ nâu nhạt đến nâu sậm và không có ranh giới rõ ràng. Chính sự phân định không đồng đều của các mảng nám da làm cho làn da của bạn kém đều màu và kém sức sống.

Để tiện lợi hơn cho việc diều trị, các chuyên gia da liễu cũng đã phân tích và chia nám da thành 3 loại khác nhau. Cụ thể như sau:

Hiện tại có 3 loại nám da phổ biến nhất đó là nám chân sâu, nám mảng và nám hỗn hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng từng loại nám này.

# Nám chân sâu :

Nám chân sâu (nám đốm) là hiện tượng các hắc sắc tố melanin tích tụ ở phần hạ bì nhưng không phân bố đồng đều hình thành chân nám. Bên cạnh đó, còn có sự tác động của các yếu tố bên ngoài khiến chân nám ăn sâu và tiếp tục kích thích sản sinh hắc tố melamin. Với sự tương trợ của tế bào melanocyte, các melamin này nhanh chóng được đẩy lên trên lớp biểu bì và tạo thành các đốm đậm màu xuất hiện trên bề mặt da. Các triệu chứng nám chân sâu thường rất khó để điều trị dứt điểm nhưng rất dễ tái phát và có thể làm cho da sậm màu hơn.

Một số dấu hiệu nám chân sâu cần được “phát hiện” sớm, đó là:

  • Vết thâm xuất hiện trên bề mặt da rải rác từng đốm da sẫm màu và thường tập trung thành từng cụm.
  • Kích thước ban đầu của mảng nám thường lớn hơn đầu đũa và phát triển rộng ra.
  • Nám chân sâu có màu đen sẫm, màu xám hoặc màu xanh xám
  • Vùng má, trán, cằm là những nơi thường hay bị nám chân sâu nhất.
  • Chân nám ăn sâu dưới lớp hạ bì nên rất khó điều trị
  • Đối tượng dễ bị nám chân sâu nhất là phụ nữ sau tuổi 30 và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.

# Nám mảng: 

Cũng tương tự như hiện tượng nám chân sâu, thì nám mảng là do sự gia tăng quá mức của các hắc tố melanin ở lớp trung bì và thượng bì. Tuy nhiên, nám mảng thường dễ điều trị hơn nám chân sâu do chân nám nông. Nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với tia UV các đốm nám thường phát triển mạnh hơn, sậm màu hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết nám mảng đó là:

  • Vết nám có màu nâu vàng hoặc nâu đậm, màu sắc của chúng không đồng nhất, có thể đậm hay nhạt.
  • Nám xuất hiện thành từng mảng rõ rệt, không có sự lẻ tẻ như tàn nhang.
  • Nám thường xuất hiện trên những vùng da hở chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ánh nắng mặt trời như hai bên gò má, trán, mũi, cánh tay, ngực,…

# Nám hỗn hợp:

Là sự kết hợp của nám mảng và nám chân sâu nên khiến cho tình trạng da trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, chắc chắn việc điều trị loại nám này so với 2 loại kia sẽ phức tạp hơn nhiều. Cũng như 2 loại nám trên, thì nám hỗn hợp được hình thành do các tế bào melanocyte làm tăng sinh hắc sắc tố melanin trên da. Các hắc sắc tố này không ở lại lớp tế bào sừng mà rơi xuống trung bì tạo thành chân của nám. Các chân nám ăn sâu vào biểu bì, gây thâm da hình thành nên hiện tượng nám hỗn hợp.

Những ai có nguy cơ bị nám da cao?

Cũng tương tự như sự xuất hiện của tàn nhang thì nám da cũng được hình thành từ một số nhân tố như do rối loạn nội tiết tố, người có chế độ dinh dưỡng kém, người thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với tia UV, lạm dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc do căng thẳng, mệt mỏi,… Tuy nhiên, nám thường gặp phải ở những đối tượng nào là vấn đề cần được nhận biết sớm.

Như trường hợp chị Huỳnh Thị Như Hà, nhân viên kinh doanh BĐS Toàn Thắng, Bình Tân chia sẻ: “Mình nghe nhiều người bảo nám da là do di truyền mà ra. Nhưng đối với trường hợp của mình thì khác, gia đình mình chẳng có ai bị nám, ngoại trừ mình. Từ khi sinh bé thứ 2, da mặt mình có rất nhiều biểu hiện lạ. Mặc dù mình vẫn chăm sóc da cẩn thận nhưng vẫn thấy da khô ráp, bắt đầu xuất hiện vết thâm. Mỗi khi ra nắng về, các mảng thâm sậm màu lại trông rất kỳ cục. Mình phải làm sao với tình trạng này đây? Những ai có nguy cơ bị nám da, mong chuyên gia tư vấn.”

Triệu chứng nám da ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị nám da do rối loạn nội tiết

Một số đối tượng có nguy cơ bị nám da cao như là:

– Chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh hoặc phụ nữ ngoài 30 tuổi có nguy cơ bị nám da rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng nội tiết tố trong cơ thể bị thiếu hụt, mà trong đó estrogen vốn là một loại hormon có vai trò rất quan trọng. Vì vậy khi bị thiếu hụt estrogen thì phụ nữ thường gặp phải tình trạng nám da, tàn nhang, sạm da, khiến cho làn da xỉn màu, thiếu sức sống.

– Người có chế độ dinh dưỡng kém sẽ khiến cho quá trình tuần hoàn của máu bị kém lưu thông. Lúc này, các tế bào thần kinh dưới da không nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết để bổ sung cho da nên khiến cho tình trạng da ngày càng suy yếu và dễ nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài.

– Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có tia tử ngoại. Các dòng UVA, UVB tích cực tấn công vào da làm rối loạn trong quá trình chuyển hóa.

– Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, nhất là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Một số thành phần trong mỹ phẩm có tác dụng tẩy mạnh, khiến cho da mỏng và dễ suy yếu hơn.

– Bên cạnh đó, nám da cũng là biểu hiện của quá trình lão hóa da tự nhiên mà không có một ai có thể tránh khỏi. Sự tấn công liên tục của các tế bào tự do khiến cho các tế bào da trở nên suy yếu và nhạy cảm hơn với các tác nhân từ bên ngoài môi trường tác động.

Chúng ta nên làm gì khi có dấu hiệu nám da?

Để khắc phục tình trạng nám da thì chị em cần có biện pháp điều trị sớm nhất có thể. Trong đó, cần cải thiện cả yếu tố bên trong và ngăn chặn cả tác nhân bệnh ngoài để cân bằng sắc tố trên da. Song, chị em cũng cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị đồng thời ngăn chặn tình trạng nám da lan tỏa trên diện rộng.

+ Ngừng sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm chăm sóc da, nhất là mỹ phẩm làm trắng da. Thay vào đó, sử dụng loại mặt nạ chăm sóc da được chiết xuất từ thiên nhiên, các loại mặt nạ trái cây để hỗ trợ điều trị.

+ Bên cạnh đó, cần phải bảo vệ da khi ra nắng hoặc tiếp xúc với tia tử ngoại. Việc lựa chọn kem chống nắng cũng cần phù hợp với cơ địa của mỗi người.

Có thể bạn quan tâm: Nám da mặt nên dùng kem chống nắng bao nhiêu SPF?

 triệu chứng nám da mặt
Các chuyên gia khuyên rằng chị em nên khám và điều trị nám da đúng cách

+ Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, kháng sinh vì chúng có khả năng làm rối loạn nội tiết và khiến cho tình trạng nám trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Đối với phụ nữ giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay phụ nữ sau 30 tuổi nên bổ sung các dưỡng chất từ mầm đậu tương, vì đây là thành phần có chứa nhiều estrogen thực vật như isoflavon, daidzin, genistin, giúp bổ sung lượng estrogen cho những chị em bị thiếu hụt trong giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay sau độ tuổi 30.

+ Luôn giữ tâm lý thoải mái, bớt căng thẳng, lo âu.

+ Ngủ đủ giấc và cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

+ Đối với những người có cơ địa yếu thì nên bổ sung cơ thể bằng các loại rau xanh, trái cây và uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông khí huyết.

+ Khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt. Tình trạng nám da càng để lâu thì các vết nám sẽ càng lan rộng, chân nám ăn sâu vào da. Vì thế, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa và từ đó tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

+ Tuân thủ nguyên tắc điều trị theo chỉ định chuyên khoa, không tự ý đổi thuốc, kết hợp thuốc hoặc sử dụng bia rượu trong thời gian điều trị nám.

Những dấu hiệu nám da hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường. Tuy nhiên chỉ có thể xác định chính xác nhất về loại nám, tình trạng, mức độ nám bằng các thiết bị soi da chuyên dụng. Căn cứ vào kết quả này sẽ có phương pháp điều trị riêng cho từng loại nám. Nám da cũng dễ bị nhầm lẫn với đồi mồi hoặc tàn nhang, do đó nếu lo ngại rằng mình bị nám da hãy nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên viên da liễu.

Có thể bạn chưa biết:

Đánh giá bài viết

BÀI XEM NHIỀU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *