Mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không?

Các triệu chứng nám da thường biểu hiện vào thời kỳ nội tiết tố cơ thể thay đổi đột ngột như mang thai, sinh con, phụ nữ tiền mãn kinh,… Vậy khi mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không, hãy cùng chuyên trang tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Một bạn đọc vừa chia sẻ thắc mắc về chuyên mục như sau:

“Chuyên gia ơi, em đang băn khoăn không biết khi mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không? Em nghe nói khi mang bầu cơ thể có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là làn da. Nhưng em không nghĩ đến tình trạng nám da như bây giờ, hiện em đang mang thai ở tháng thứ 5 rồi nhưng vùng da 2 bên gò má bị sạm và làm lộ rõ vết nám. Em lo lắm nhưng mẹ chồng em cứ bảo sinh con xong thì nám tự hết, không việc gì phải lo cả. Nhưng em cũng không biết chắc chắn là nám da có mất hẳn hay chỉ là mẹ chồng em muốn an ủi em thôi. Bây giờ em chỉ muốn làm sao cho các vết nám này biến mất nhanh nhanh thôi ạ, mong chuyên gia giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn nhiều ạ!”

Tô Thị Kiều Mai, Bến Tre

Mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không?
Nám da khi mang thai và sau khi sinh là vấn đề khiến cho nhiều chị em vô cùng lo lắng

Da bị nám, tàn nhang, sậm màu do sử dụng các loại kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là vấn đề rất nhiều chị em gặp phải hiện nay. Vậy làm thế nào để xử lý, phục hồi làn da mụn màng, sáng hồng?

[Giải đáp thắc mắc]:

Bạn Kiều Mai thân mến!

Trước tiên, cám ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc về chuyên trang trangtinnamtannhang.com! Có thể nói vấn đề “Mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không?” không chỉ là thắc mắc của riêng bạn mà đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều chị em. Vì vậy, để giải đáp rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi mời Kiều Mai cùng các chị em quan tâm đến vấn đề này theo dõi phần giải đáp chi tiết bên dưới.

Chị em muốn tham khảo thêm: Cách trị nám da mặt sau sinh hiệu quả bất ngờ

Mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không?

Nám da vào thời kỳ mang thai và sau sinh là hiện tượng vô cùng phổ biến. Nguyên nhân gây ra nám da thường rất đa dạng nhưng nhìn chung, những biến đổi về nội tiết, rối loạn sắc tố da, tác động từ ánh sáng tử ngoại là những nguyên nhân thường gặp ở các vấn đề về da. Nhất là khi mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra lượng lớn hormone estrogene và progesterone dẫn đến sự hình thành của các phân tử tyrosine ̣- tiền hắc sắc tố melanin thường gặp ở tình trạng da thâm, sạm. Các phân tử tyrosine bị oxy hóa sẽ hình thành nên các vết thâm trên da, lâu dần hình thành nên gốc nám.

Ngoài ra, các yếu tố về tâm lý, chế độ ăn uống, chất lượng cuộc sống không đảm bảo cũng làm cho vết nám trở nên sậm màu, lan rộng, lỗ chân lông phình ra và khiến cho chân nám ngày càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, các mẹ bầu cũng phải hết sức lưu ý đến vấn đề này để hạn chế nám phát triển trên da.

Theo phân tích của BS. Đặng Hà Duy, chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu Trung ương: “Thông thường, các vết nám ở phụ nữ mang thai sẽ tự biến mất kể từ sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, nám da phát triển mạnh hơn sau khi sinh, nếu chị em không ngăn chặn từ đầu. Tùy vào cơ địa cũng như biện pháp phòng tránh nám da ở mỗi người mà tình trạng da cũng sẽ biến đổi theo. Để cải thiện chất lượng làn da nám sau sinh, chị em nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.

Khoảng từ 3-6 tháng đầu sau sinh, nội tiết tố vẫn chưa hoàn toàn ổn định, làn da vẫn còn rất mỏng manh, dễ nhạy cảm nên chị em cũng cần phải hạn chế tối đa với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, hóa chất độc hại vì những tác nhân này có thể khiến cho làn da trở nên đen sạm hơn.”

Nói chung, mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, để cải thiện vết nám da nhanh, chị em cũng cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:

Mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không?
Khi mang thai, chị em nên giữ tinh thần thoải mái để hạn chế nám da phát triển
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để vừa đảm bảo sức khỏe cho thai nhi vừa có thể tăng cường hệ miễn dịch cho làn da. Các chị em nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, vì đây là nguồn vitamin A, C, E rất thiết yếu đối với mọi làn da, đặc biệt là da nám. Các loại rau màu xanh, sữa chua, cam, chanh, gấc, cà rốt, đu đủ, giá đỗ, đậu nành, nước được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm trị nám không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì nó có nguy cơ gây hại đến làn da.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thường xuyên sử dụng kem chống nắng trước 30 phút trước khi làm việc với máy tính hay đi ngoài nắng.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, u uất, mệt mỏi.
  • Những bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh và làm tăng sức đề kháng cho làn da.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng nám da cũng như phương pháp điều trị nám trong thời kỳ mang thai sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Mang bầu bị nám thì sau sinh có bị nám không chắc chắn không còn là vấn đề đáng lo lắng khi chị em có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Đừng quá lo lắng vì nám da mới phát có khả năng điều trị dứt điểm nếu các bạn kiên trì và áp dụng đúng phương pháp điều trị.

Đánh giá bài viết

BÀI XEM NHIỀU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *