Điều trị bệnh trứng cá đỏ – Phát hiện sớm chữa kịp thời

Bệnh trứng cá đỏ là bệnh về da mãn tính, biểu hiện là những nốt sẩn hoặc mụn mủ trên nền da đỏ, phù, giãn mạch xuất hiện ở vùng giữa mặt . Cần phát hiện sớm triệu chứng bệnh và có cách điều trị bệnh mụn trứng cá đỏ kịp thời để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh những tổn thương da khó phục hồi.

Bạn biết gì về mụn trứng cá đỏ?

Nhiều người thường nhầm lẫn cho rằng: Mụn trứng cá đỏ là một dạng của mụn trứng cá thông thường, nhưng không: đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau về cơ chế hình thành, biểu hiện lâm sàng và cách điều trị.

dieu-tri-benh-trung-ca-phat-hien-som-chua-kip-thoi1

Mụn trứng cá đỏ là bệnh về da mãn tính, thường gặp ở người da trắng, xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới và độ tuổi 30-60 mắc phải nhiều nhất. Ngoài ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti thì chúng còn ảnh hưởng đến mắt.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ bạn đã biết?

Cho đến nay người ta chưa rõ về nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá đỏ thực sự, một số giả định các yếu tố có liên quan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn trứng cá là:

  • Tâm lý: Áp lực tinh thần, căng thẳng quá mức cũng là một điều kiện tốt để mụn trứng cá đỏ hình thành.
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại; tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.
  • Thực phẩm: Dùng nhiều các thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc corticoids có thể gây ra mụn trứng cá đỏ,…

Triệu chứng bệnh mụn trứng cá đỏ qua 4 giai đoạn:

Các biểu hiện bệnh mụn trứng cá đỏ thường diễn biến qua nhiều năm, nếu không chú ý can thiệp thì bệnh không thể tự khỏi được. Thời điểm phát hiện bệnh cũng đóng vai trò quan trọng, càng để lâu các triệu chứng các nặng hơn, khó chữa và gây nên các tổn thương da khó phục hồi, rất mất thẩm mỹ. Do đó bạn cần nhận biết sớm các biểu hiện bệnh mụn trứng cá đỏ, từ đó khám chữa kịp thời để mang lại hiệu quả cao nhất.

dieu-tri-benh-trung-ca-phat-hien-som-chua-kip-thoi4

Cách điều trị bệnh mụn trứng cá đỏ

Để chữa trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả nhất cần phát hiện bệnh sớm, từ đó loại bỏ các yếu tố gây bệnh và kết hợp dùng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống toàn thân để giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể:

+ Điều trị tại chỗ:

  • Dùng các dung dịch có pH trung tính hoặc một số loại nước có nguồn gốc thực vật để rửa mặt hàng ngày, xịt nước khoáng hàng ngày.
  • Dùng thuốc bôi tại chỗ để khắc phục những khó chịu do bệnh gây ra. Có thể dùng metronidazole dạng gel 0,75% hoặc kem 1%: bôi 2 lần/ ngày trong khoảng 3 tháng và sau đó duy trì đến 6 tháng. Hoặc có thể sử dụng một trong các thuốc sau: benzoyl pezoxyde, retinoides 0,025%, a xít azelaic 20%, kem permethrine 5% có tác dụng diệt ký sinh trùng demodex.

  dieu-tri-benh-trung-ca-phat-hien-som-chua-kip-thoi2

  • Tránh các kem hay những sản phẩm tạo nền có chứa nhiều thành phần, dễ gây kích ứng da, những sản phẩm kem hoặc phấn làm sáng da như: những bột có kim loại, hoặc chứa formaldehyde, alcool, axít palmetic, axít oleic,… Đồng thời, tránh dùng các mỹ phẩm cũ sau khi đã sử dụng trên 6 tháng.
  • Bôi kem chống nắng thường xuyên.

+ Điều trị toàn thân:

  • Dùng kháng sinh dạng uống thuộc nhóm cycline, macrolides, metronidaziole. Ivermectine được chỉ định trong trường hợp nhiễm nhiều demodex.

dieu-tri-benh-trung-ca-phat-hien-som-chua-kip-thoi3

Ngoài ra, những trường hợp giãn mạch, hoặc nhiều u xơ có thể dùng Laser (KTP, argon, Vbeam..) để điều trị hoặc phẫu thuật lạnh để phục hồi thẩm mỹ nhanh hơn.

XEM THÊM NẾU QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *